Màn hình bị sọc đỏ và 9 Lỗi thường gặp màn hình led

Màn hình bị sọc đỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trên các thiết bị điện tử thường thấy như máy tính, điện thoại, màn hình led, tivi,….. Đối với màn hình led, lỗi có thể do dây cáp kết nối giữa máy tính và màn hình bị hỏng hoặc lỗi tấm module, thiết bị khác.

Ngoài ra, vấn đề cũng có thể nằm ở các linh kiện bên trong màn hình như chip điều khiển (IC), màn hình đã qua sử dụng trong thời gian dài. Các yếu tố về môi trường làm việc cũng có thể ảnh hưởng đến màn hình, như tiếp xúc lâu với hơi ẩm, bụi bẩn, hoặc nhiệt độ cao.

Đối với một số trường hợp, việc sửa chữa có thể giải quyết vấn đề, nhưng đôi khi cần phải thay thế linh kiện. Vậy nếu gặp trường hợp này, quý vị nên giải quyết như thế nào? Hãy cùng Led Đại Nam tham khảo 10 lỗi màn hình thường gặp và cách khắc phục nhé !

Màn hình bị sọc đỏ – Nguyên nhân và cách xử lý

Các tấm module led khi xuất hiện 1 hay nhiều sọc màu theo chiều dọc hay chiều ngang, thì trước hết, quý vị hãy yên tâm rằng đây là 1 lỗi không quá nghiêm trọng trong màn hình LED. Cần kiểm tra 4 phấn sau: nguồn điện, card ic điều khiển (cả bo mạch chuyển đổi) và phần mềm.

Nguyên nhân màn hình LED bị sọc

  • Mô-đun hỏng: Khả năng màn hình LED bị lỗi là rất thấp. Tuy nhiên một số module LED có thể bị hỏng, gây ra sọc đỏ trên màn hình. Trong trường hợp này, cần thay thế các module bị hỏng để khắc phục vấn đề.
  • Nguồn điện: Một vấn đề phổ biến có thể là nguồn cấp điện không ổn định, dẫn đến sự cố màu đỏ. Kiểm tra đầu vào nguồn và đảm bảo rằng nguồn điện đang hoạt động đúng cách.
  • Phần mềm: Vấn đề cũng có thể nằm ở phần mềm điều khiển màn hình LED. Hãy kiểm tra và cập nhật phần mềm điều khiển lên phiên bản mới nhất để xử lý các lỗi phần mềm có thể gây ra sọc đỏ.
  • Card điều khiển: Trong một vài trường hợp khách của Led Đại Nam gặp những lỗi này do module LED bị hỏng IC điều khiển. Card điều khiển có nhiệm vụ xử lý và truyền tín hiệu đến màn hình.

Cách xử lý khi màn hình LED bị sọc

Phương án 1: Đối với lỗi card điều khiển, Quý vị hãy tháo tấm module khỏi màn hình, tháo ốc mặt trước của module để tách phần khung nhựa và tấm LED. Xác định vị trí IC bị lỗi và tiến hành thay thế mới.

Phương án 2: Quý vị cần kiểm tra module LED trong hàng gặp sự cố để xem cáp dữ liệu có bị lỏng hay không. Trong trường hợp đầu nối dữ liệu và nguồn của module bị hỏng, tiến hành thay thế cáp dữ liệu, module ngay.

Phương án 3: Cập nhật phần mềm điều khiển màn hình lên phiên bản mới nhất. Khôi phục cài đặt gốc màn hình LED về mặc định.

Phương án 4: Liên hệ với nhà sản xuất: Nếu bạn đã thử tất cả các cách trên mà vẫn không khắc phục được sự cố, hãy liên hệ với nhà sản xuất màn hình LED để được hỗ trợ.

Phòng ngừa lỗi màn hình bị sọc đỏ

Như Đại Nam và quý vị đã biết, với mỗi thiết bị khi xuất hiện lỗi hỏng hóc, ít nhiều cũng sẽ phải tốn 1 khoản chi phí thay thế, tệ hơn là đổi mới hoàn toàn. Để tốn kém không đáng có ít xảy ra nhất, chúng tôi đưa ra 4 biện pháp:

Bảo vệ nguồn điện

  • Sử dụng ổ cắm riêng cho màn hình, tránh dùng chung với các thiết bị điện khác có công suất lớn.
  • Sử dụng Aptomat (Cầu dao) hoặc máy phát điện dự phòng để đảm bảo nguồn ổn định, tránh rủi ro điện.
  • Tắt màn hình khi không sử dụng trong thời gian dài.

Bảo quản màn hình

  • Vệ sinh màn hình thường xuyên bằng khăn mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Tránh để màn led tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt cao.
  • Không đặt các vật nặng lên màn hình và dùng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cài đặt và sử dụng

  • Cài đặt độ sáng màn hình phù hợp, không nên để quá sáng hoặc quá tối.
  • Sử dụng cáp kết nối chất lượng cao, cập nhật phần mềm điều khiển phiên bản mới nhất.
  • Tránh sử dụng các phần mềm giả hoặc không tương thích với màn hình LED.

Kiểm tra và bảo trì định kỳ

  • Nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị uy tín, để đươc bảo hành kiểm tra và bảo trì định kỳ.
  • Yêu cầu nhân viên kỹ thuật kiểm tra các kết nối, cáp màn hình, card màn hình và các bộ phận khác.
  • Vệ sinh bên trong màn hình LED (nếu cần thiết).

9 Lỗi màn hình LED thường gặp

Màn hình LED ngày càng được ưa chuộng bởi độ bền cao, khả năng hiển thị sắc nét và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi những lỗi kỹ thuật khiến ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị và trải nghiệm người dùng, từ đó làm giảm hiệu suất quảng cáo và sụt giảm doanh thu.

Lỗi vùng hiển thị bất thường

Lỗi vùng hiển thị bất thường xảy ra với lỗi card điều khiển của màn hình.

Khắc phục: Kiểm tra và kết nối lại cáp tín hiệu, thử thay card màn hình hoặc main màn hình khác. Nếu lỗi do module LED, cần liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ sửa chữa hoặc thay thế.

Lỗi màn hình bị nháy bị giật

Khi trình chiếu màn led, vùng cụ thể nào đó bị nhấp nháy, nội dung lúc được lúc mất, gây khó chịu cho người xem. Đặc biệt với các màn hình trong các buổi hội nghị, sự kiện. Lỗi này thường có 3 nguyên nhân chính: Dây mạng nối card thu, Nguồn điện quá tải hoặc Máy tính cấu hình yếu.

  • Nguồn điện quá tải: Quý vị hãy tiến hành thay thế nguồn có công suất cao hơn hoặc tăng số lượng nguồn điện. Điều chỉnh tần số quét phù hợp với thiết bị phát và kiểm tra phiên bản cập nhật phần mềm tương ứng.
  • Dây mạng nối card thu: Cũng có trường hợp màn hình led bị nháy, bị giật do dây mạng nối card thu bị hỏng và không chạy dây backup tổng màn. Quý vị nên thay dây mạng để khắc phục. Các đơn vị sự kiện nên chạy thêm dây backup dự phòng để khi bất ngờ có 1 dây mạng nào bị lỗi, màn hình luôn hoạt động tốt.
  • Máy tính cấu hình yếu: Khi hiển thị nội dung bị giật, lag, không mượt khi trình chiếu những hình ảnh có độ phân giải cao, khung hình lớn (>30fps) thông qua những phần mềm nặng như Vmix, Resolume Area….

Lỗi màn hình LED xuất hiện vùng tối

Lỗi màn hình xuất hiện vùng tối là khi có một hoặc nhiều điểm không hiển thị đủ sáng hoặc không hoạt động hoàn toàn. Điều này thường xảy ra khi một số đèn không hoạt động, gây ra một vùng tối trên màn hình.

Nguyên nhân:

Cáp kết nối giữa màn hình và nguồn hoặc thiết bị phát có thể bị lỏng, hỏng hoặc bị nhiễu, nên truyền tín hiệu hình ảnh không ổn định. Hoặc lỗi phần mềm trên card màn hình hoặc hệ điều hành cũng có thể gây ra hiện tượng này. Cũng có thể do các bộ phận bên trong màn hình bị hỏng như tấm mô-đun led, dẫn đến việc một số khu vực trên màn hình không hiển thị hình ảnh.

Cách khắc phục:

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể áp dụng một số cách khắc phục sau:

  • Kiểm tra cáp kết nối để đảm bảo rằng tất cả các cáp kết nối giữa màn hình và nguồn hoặc thiết bị phát được cắm chặt và không bị hỏng. Nếu vẫn không được, hãy thử sử dụng cáp mới để kiểm tra.
  • Cập nhật card màn hình và hệ điều hành lên phiên bản mới nhất để vá các lỗi phần mềm. Đồng thời đảm bảo độ sáng, độ tương phản và các cài đặt hiển thị khác của màn hình được đặt ở mức phù hợp.
  • Khởi động lại để khắc phục một số lỗi phần mềm tạm thời gây ra hiện tượng màn hình tối.

Bóng LED chết điểm hoặc hiện sai màu

Khi màn hình led có một hoặc nhiều bóng led trên các module không sáng hoặc sáng không đúng màu. Phương pháp kiểm tra tốt nhất là quý vị hãy trình chiếu lần lượt với màu Đỏ, Xanh Lam, Xanh lục.

Bóng led chết điểm: Do sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hoặc trong quá trình sử dụng, bị va đập, mối hàn thiếc của 4 chân của bóng LED không tốt hoặc tuổi thọ đã hết….

Khắc phục: Quý khách nên đánh dấu điểm chết, sau đó tháo mô-đun ra khỏi màn hình và thay thế bóng mới bằng phương pháp khò/hàn. (Đặt đúng chiều của bóng LED trước khi hàn).

Hình ảnh hiện thị sai màu hoặc mất màu: Trong trường hợp này, có thể cáp DVI từ bộ xử lý sang card phát có vấn đề hoặc tại các cổng DVI bị lỏng, tiếp xúc kém.

Khắc phục: Cắm lại cáp DVI nếu còn sử dụng tốt. (Vặn 2 vít ở 2 bên giữ cổng luôn được cắm chắc chắn)

Lỗi màn LED mất hình mảng rộng

Lỗi màn hình mất hình mảng rộng là một vấn đề phổ biến xảy ra khi một số điểm ảnh hoặc một phần của màn hình LED không hoạt động đúng cách, dẫn đến việc xuất hiện các vùng tối hoặc không hiển thị hình ảnh đầy đủ. Lỗi này xuất phát từ vị trí xung quanh card thu tiếp giáp giữa hai phần hiển thị và không hiển thị. Có thể do dây mạng bị hỏng hoặc giắc cắm dây mạng lỏng, nguồn cấp cho card thu hỏng, cũng có thể là chính card thu hổng.

Khắc phục: Thay dây mạng tại vị trí lỗi, kiểm tra nguồn cấp cho card. Nếu tất cả đều ổn thì thay card thu mới.

Lỗi màn hình không hiện một tấm Module

Màn hình không hiển nội dung cho một tấm module cụ thể, lỗi này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc lỗi tổng thể của hệ thống màn hình. Nguyên nhân có thể do dây cáp dẹt nối giữa 2 module hoặc giữa module với card thu có vấn đề, hoặc dây nguồn cấp cho module bị tuột.

Khắc phục: Kiểm tra lại dây cáp dẹt tín hiệu hoặc dây nguồn cấp cho module.

Âm thanh không xuất được ra loa

Màn hình LED không thể phát âm thanh ra loa mặc dù đã kết nối thiết bị phát âm thanh và màn hình đúng cách.
Khắc phục: Với những bộ xử lý có trang bị cổng Audio In/Out thì quý vị có thể cắm giắc âm thanh 3.5mm trực tiếp. Với những bộ xử lý không có cổng audio thì bạn cắm giắc âm thanh vào cổng audio của máy tính:
Bước 1: Click vào biểu tượng Loa ở góc phải màn hình à Chọn “Sounds”. Một hộp thoại xuất hiện như hình

Bước 2: Chọn Tab “PlayBack”.

Bước 3: Click chuột trái chọn “Speakers/ Headphones” và tiếp tục nhấn chọn “Set Default

Lỗi hiển thị nội dung không trùng khớp với máy tính

Lỗi hiển thị nội dung không trùng khớp với máy tính trên màn hình LED là tình trạng khi hình ảnh hoặc văn bản hiển thị trên màn hình không phản ánh đúng thông tin được gửi từ máy tính.

  • Với màn hình hiển thị không đúng thứ tự trên dưới hoặc trái phải: Do dây mạng bị cắm ngược.
  • Tỷ lệ màn hình không chuẩn: Do bị chỉnh sai thông số màn hình.

Khắc phục: Cắm lại dây mạng và cài đặt lại tham số màn hình chuẩn với độ phân giải thực tế màn hình.

Màn LED không hoạt động

Đối với lỗi màn hình led không hoạt động, có thể đến từ rất nhiều lý do bao gồm các thiết bị kết nối card, bộ xử lý, module, nguồn. LED Đại Nam đưa ra 2 lỗi chính thường gặp là Đèn xanh của card nhấp nháy và không nhấp nháy.

Đèn xanh của card phát nhấp nháy

Vấn đề này xảy ra có thể do dây mạng kết nối không tốt; card nhận không được cấp nguồn hoặc điện áp nguồn quá thấp; card gửi bị lỗi; bộ chuyển đổi cáp quang không được kết nối.

Cách Khắc phục: Kiểm tra để xác nhận rằng nguồn điện bình thường; Kết nối lại cáp mạng và đảm bảo rằng nguồn điện đầu ra DC cung cấp điện ở mức phù hợp; Thay thế card phát và kiểm tra kết nối hoặc thay thế bộ chuyển đổi cáp quang.

Đèn xanh của card phát không nhấp nháy

Vấn đề này xảy ra thường là do chưa kết nối được cáp DVI hoặc HDMI; không được đặt ở chế độ sao chép hoặc mở rộng bảng điều khiển đồ họa; chọn phần mềm tắt nguồn màn hình LED; card phát có lỗi.

Khắc phục: Quý khách cần kiểm tra cáp nguồn tín hiệu đầu vào DVI và kết nối lại; đặt lại chế độ sao chép; phần mềm đã chọn bật nguồn của màn hình LED và thay thế card phát.

Trên đây là 10 lỗi màn hình LED thường gặp nhất dựa trên tổng hợp kinh nghiệm xử lý thực tế của Led Đại Nam. Nếu các bạn có phương án xử lý nào hay hơn hoặc mắc phải những lỗi nào khác, hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết này nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0868.94.1234
0868.94.1234