Màn hình tft và ips cái nào tốt hơn ?

Chắc hẳn quý bạn đọc đây đã từng nghe qua nhiều loại màn hình khác nhau như AMOLED, IPS, LCD hay màn hình TFT. Vậy màn hình tft và ips cái nào tốt hơn ? Được ứng dụng trong thiết bị bị nào, có ưu nhược điểm gì khác biệt ?

Hãy cùng công ty Màn hình trình chiếu LED ĐẠI NAM tìm hiểu thông qua bài viết tin tức sau để tìm hiểu chi tiết về IPS, TFT khác gì so với các loại như OLED, AMOLED?

Màn hình TFT và IPS cái nào tốt hơn ?

Led Đại Nam đưa ra câu trả lời: Tấm nền IPS có các lớp tinh thể lỏng được xếp theo hàng ngang, thay vì 2 lớp phân cực như màn TFT. Hình ảnh và góc nhìn của màn IPS chất lượng tốt hơn so với TFT. Trong khi góc nhìn của tấm nền IPS lên đến 178 độ thì TFT chỉ đáp ứng được chất lượng nội dung tốt nhất khi người xem nhìn ở góc vuông.

Màn hình TFT là gì ?

Theo Wikipedia – “Transistor màng mỏng, viết tắt theo tiếng Anh là TFT (thin-film transistor) là loại MOSFET đặc biệt được chế tạo bằng cách tạo bề mặt màng mỏng lớp các phần tử bán dẫn hoạt động, điện môi và đường kim loại nối mạch trên nền cách điện.” Công nghệ màn hình này được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi từ năm 2005 cho đến nay.

Cấu tạo màn hình TFT

Màn hình TFT sẽ gồm 2 tấm kính song song, kẹp giữa là lớp tinh thể lỏng và các bộ lọc màu. Trên mỗi tấm kính có một ma trận các transistor dạng phim mỏng (TFT), mỗi transistor điều khiển một điểm ảnh trên màn hình, tạo độ phân giải cho màn.

  • Lớp nền backlight cung cấp ánh sáng để mắt thường có thể nhìn được hình ảnh.
  • Lớp phân cực polarizer điều khiển hướng phân cực của 1 chùm tia cụ thể.
  • TFT glass quyết định đến độ phân giải, chất lượng hình ảnh màn hình.
  • Các lớp bộ lọc màu và lớp phân cực khác được phủ trên lớp ma trận transistor.

Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng điện chạy qua transistor, nó sẽ điều khiển sự thay đổi trạng thái của tinh thể lỏng, từ đó thay đổi lượng ánh sáng đi qua mỗi điểm ảnh, tạo ra hình ảnh hiển thị trên màn hình.

Ưu nhược điểm

Màn hình bán dẫn TFT được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng hình ảnh mang lại và ứng dụng phổ biến trong nhiều thiết bị.

Ưu điểm của màn TFT:

  • Khả năng tái tạo màu sắc tốt hơn so với các loại màn hình trước đây.
  • Tiêu thụ ít điện năng hơn so với các loại màn hình trước đây.
  • Giá thành sản xuất rẻ hơn so với các loại màn hình khác như OLED, AMOLED.

Nhược điểm của màn TFT:

  • Giá cao hơn so với IPS, muốn nhìn hình ảnh đẹp cần quan sát trực tiếp, vuông góc với màn hình.
  • Góc nhìn không rộng, người xem phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét.
  • Tiêu thụ điện ít hơn so với các loại màn trước đây nhưng vẫn hao pin cao khi so sánh với những công nghệ màn hình mới gần đây.

Thường sử dụng trên thiết bị nào

  • Máy tính xách tay (Laptop), Máy tính để bàn, Máy tính bảng (Tablet), Máy tính đồ họa (Graphics Tablet).
  • Điện thoại thông minh (Smartphone).
  • Màn hình TV LCD/LED, Máy chiếu (Projector), Máy ảnh và máy quay phim kỹ thuật số.
  • Màn hình quảng cáo điện tử, Màn hình hiển thị trong ô tô.
  • Máy đo, thiết bị y tế.
  • Các thiết bị điều khiển và giám sát công nghiệp.

Màn hình IPS là gì ?

Theo Wikipedia – “IPS (in-plane switching) là công nghệ màn hình dành cho màn hình tinh thể lỏng (LCD). Nó được thiết kế để giải quyết những hạn chế chính của màn hình LCD ma trận hiệu ứng trường nematic xoắn (TN) vốn thịnh hành vào cuối những năm 1980. Những hạn chế này bao gồm sự phụ thuộc mạnh vào góc nhìn và tái tạo màu chất lượng thấp.”

Màn hình IPS cho phép hiển thị nội dung với gam màu rộng hơn, nên được ứng dụng chuyên cho ngành thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về hiển thị màu sắc chính xác. Không giống như tấm nền TFT, IPS còn cho góc nhìn lên tới 178 độ so với phương ngang, người dùng không cần quan sát trực diện vẫn có thể trải nghiệm xem tốt nhất.

Cấu tạo màn IPS

Màn hình IPS (In-Plane Switching) là một công nghệ màn hình TFT cải tiến với cấu tạo chính như sau:

Tấm kính phía trên và phía dưới:

  • Tấm kính phía trên bảo vệ màn hình khỏi hư hại bên ngoài.
  • Tấm kính phía dưới là nơi đặt các điện cực và lớp phân cực.

Lớp phân cực:

Lớp phân cực kiểm soát cách thức ánh sáng đi qua các điểm ảnh (pixel).

Màng lọc màu RGB:

Màng lọc màu RGB giúp tạo ra các màu sắc khác nhau trên màn hình bằng cách lọc ánh sáng trắng.

Lớp điện cực và Lớp Cristal lỏng:

  • Lớp điện cực ở giữa hai tấm kính, bao gồm các điện cực dọc và ngang để tạo ra điện trường điều khiển hướng của các phân tử cristal lỏng.
  • Lớp Cristal lỏng nằm giữa các điện cực, được sắp xếp theo hướng song song với bề mặt màn hình. Khi không có điện trường, các phân tử sắp xếp song song, cho phép ánh sáng đi qua.Khi có điện trường, các phân tử xoay và chặn ánh sáng, tạo ra điểm ảnh tối.

Lớp phản quang:

  • Lớp phản quang ở phía sau giúp phản xạ ánh sáng trở lại màn hình, tăng độ sáng và hiệu quả năng lượng.
  • Cấu trúc IPS cho phép góc nhìn rộng, màu sắc chính xác và độ tương phản cao hơn so với công nghệ TFT truyền thống, làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng đồ họa và thiết kế chuyên nghiệp.

Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

  • Góc nhìn rộng: Màn hình IPS cung cấp góc nhìn rộng lên tới 178 độ theo chiều dọc và ngang, giúp hình ảnh không bị sai lệch màu sắc khi nhìn nghiêng.
  • Màu sắc chính xác: Công nghệ IPS cho phép hiển thị màu sắc chính xác và trung thực hơn so với các công nghệ khác như TN (Twisted Nematic).
  • Độ tương phản cao: Màn hình IPS có độ tương phản cao, giúp hình ảnh hiển thị sắc nét và chi tiết hơn.
  • Thời gian đáp ứng tốt: Thời gian đáp ứng của màn hình IPS đã được cải thiện đáng kể, phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao như trò chơi và đồ họa chuyển động.

Nhược điểm

Cần lưu ý rằng mặc dù màn hình IPS có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có một số nhược điểm.

  • So với các ưu điểm Led Đại Nam đã liệt kê ở trên thì chắc chắn chúng ta cũng biết rằng giá thành sẽ cao hơn so với các màn hình khác và Công nghệ sản xuất của màn hình IPS phức tạp hơn.
  • Màn hình IPS tiêu thụ điện năng cao hơn so với một số công nghệ khác như TN.
  • Tỷ lệ làm tươi của màn hình IPS thường thấp hơn so với công nghệ TN, có thể gây ra hiện tượng nhòe khi hiển thị hình ảnh chuyển động nhanh.
  • Hiện tượng burn-in: Trong trường hợp hiển thị hình ảnh tĩnh trong thời gian dài, màn hình IPS có thể gặp hiện tượng burn-in (ảnh ảo lưu lại trên màn hình).

Thường sử dụng trên thiết bị nào

Ngoài được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử phổ thông như Laptop, Máy tính bàn, Máy tính bảng (Tablet), Điện thoại, Tivi, Màn hình thiết bị điều khiển công nghiệp,… như đã đề cập ở trên như màn hình TFT. Công nghệ IPS được ưa chuộng trong các ứng dụng đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao, góc nhìn rộng và màu sắc chính xác.

  • Trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế và xử lý ảnh chuyên nghiệp, màn hình IPS được sử dụng rộng rãi vì khả năng hiển thị màu sắc tự nhiên và chính xác.
  • Trong thiết bị y tế, màn hình IPS giúp các bác sĩ đánh giá chính xác hình ảnh y tế.
  • Trong ô tô, sử dụng cho các màn hình hiển thị thông tin trong xe để đảm bảo độ tương phản và góc nhìn tốt.

Mặc dù có giá thành cao hơn so với một số công nghệ màn hình khác, nhưng ưu điểm về chất lượng hình ảnh của công nghệ IPS khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều ứng dụng hiện đại.

So sánh tấm nền TFT với IPS

Tiêu chí Màn hình TFT Màn hình IPS
Chất lượng hình ảnh Tương đối tốt, màu sắc trung thực Sắc nét, sống động, màu sắc chính xác
Góc nhìn Hạn chế, hình ảnh bị méo mó khi nhìn từ góc chéo Rộng, hình ảnh giữ nguyên chất lượng khi nhìn từ nhiều góc độ
Độ tương phản Thấp hơn IPS Cao hơn TFT
Thời gian đáp ứng Lâu hơn Nhanh hơn
Độ bền Tốt Tốt
Giá thành Rẻ hơn IPS Cao hơn TFT

Vậy để trả lời cho câu hỏi “Màn hình tft và ips cái nào tốt hơn ?“, Led Đại Nam cần dựa vào nhiều yếu tố để xem xét hơn, bao gồm Nhu cầu sử dụng, có cần hiển thị sắc nét từ nhiều góc độ hay không?, Và đương nhiên, với mức ngân sách của quý vị, sẽ có được công nghệ màn hình với chất lượng tương ứng.

So sánh sự khác biệt giữa màn TFT và các loại màn khác

Tiêu chí TFT IPS LCD OLED AMOLED
Công nghệ Thin Film Transistor (TFT) In-Plane Switching (IPS) Liquid Crystal Display (LCD) Organic Light Emitting Diode (OLED) Active Matrix Organic Light Emitting Diode (AMOLED)
Góc nhìn Hạn chế, tốt nhất khi nhìn vuông góc Lên đến 178 độ Hạn chế Rộng hơn Rộng hơn
Chất lượng hình ảnh Tốt Tốt hơn so với TFT Kém hơn so với TFT Gần như tương đương với TFT Cao hơn so với TFT
Độ phân giải Cao Cao Thấp hơn so với TFT Cao Cao
Tính ổn định Cao Cao Thấp hơn so với TFT Cao Thấp hơn so với TFT
Tiết kiệm năng lượng Không Không Không Không
Hiệu suất ngoài trời Tốt Không Không Không Không

3 Loại Công nghệ màn hình phổ biến hiện nay

Ngoại trừ công nghệ Màn hình IPS và TFT Led Đại Nam đã đề cập trên cả bài, thì ngày nay các đơn vị sản xuất cũng không ngừng thay đổi và phát triển các dòng công nghệ mới, nhằm cải tiến những khó khăn mà công nghệ cũ gặp phải trong quá trình sử dụng.

Và thay vì tìm kiếm câu hỏi Màn hình tft và ips cái nào tốt hơn ?, quý vị nên tham khảo loại công nghệ màn hình nào sẽ được ứng dụng trong loại thiết bị nào. Đại Nam đưa ra 3 công nghệ phổ biến LCD, OLED và Amoled.

Công nghệ LCD

LCD (Liquid Crystal Display – màn hình tinh thể lỏng) , là một loại màn hình phẳng sử dụng hai tấm lớp phân cực để kiểm soát sự đi qua của ánh sáng. Các phân tử cristal lỏng được đặt giữa hai tấm kính để tạo màn hình. Công nghệ này cần đèn nền (backlight) để chiếu sáng màn hình.

Ứng dụng: LCD được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị như máy tính xách tay, máy tính bảng, màn hình máy tính để bàn, TV, máy chiếu, máy quay phim…

Công nghệ OLED

OLED (Organic Light Emitting Diode) là màn hình phát sáng tự nhiên, sử dụng các lớp vật liệu hữu cơ phát sáng dưới tác dụng của dòng điện, không cần đèn nền. Mỗi điểm ảnh (pixel) có thể tự phát sáng và tắt hoàn toàn nên màu đen rất sâu, tiết kiệm pin.
Ứng dụng: OLED thường được sử dụng trên điện thoại thông minh cao cấp, TV, máy tính xách tay đắt tiền.

Công nghệ AMOLED

AMOLED là viết tắt của cụm từ “Active Matrix Organic Light Emitting Diode”, là công nghệ OLED kết hợp với cấu trúc ma trận điều khiển điện môi có điện trở thấp, cho phép điều khiển từng điểm ảnh riêng lẻ. mang lại hình ảnh sắc nét hơn, góc nhìn rộng, màu sắc tươi hơn và tiết kiệm pin tốt hơn.

Ứng dụng: AMOLED được sử dụng phổ biến trên điện thoại thông minh cao cấp của các hãng lớn như Samsung, Apple, Google,…

Công nghệ màn hình LED ghép (LED video wall)

Mỗi tấm module LED là một khối nhỏ gồm nhiều đèn LED riêng lẻ được sắp xếp dày đặc. Mỗi đèn LED này có khả năng tự phát sáng và hiển thị màu sắc riêng biệt theo tín hiệu điều khiển.

  • Công nghệ điốt phát quang (LED – Light Emitting Diode), thiết bị bán dẫn phát sáng khi có dòng điện đi qua.
  • Mạch điều khiển điểm ảnh (Pixel driver IC),  điều khiển từng đèn LED một cách riêng biệt.
  • Các mô-đun xử lý tín hiệu số hóa và biến đổi tín hiệu hình ảnh đầu vào thành tín hiệu điều khiển đèn LED.
  • Để tản nhiệt và bảo vệ các linh kiện điện tử bên trong module LED.

TFT và IPS có dùng trong màn hình led ghép không ?

TFT (Thin Film Transistor) và IPS (In-Plane Switching) là hai loại công nghệ màn hình LCD (Liquid Crystal Display), không phải LED (Light Emitting Diode). Tuy nhiên, màn hình LED thường sử dụng công nghệ LCD kết hợp với đèn nền LED để tạo ra hình ảnh.

Như vậy, trong bài tin tức trên Led Đại Nam đã cùng quý bạn đọc trả lời câu hỏi Màn hình tft và ips cái nào tốt hơn ? Hy vọng bài viết đem lại cho bạn đọc cái nhìn tổng quan hơn các loại công nghệ Màn hình phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0868.71.80.80
0868.71.80.80